Vitamin B: Công dụng, liều lượng và các loại thực phẩm bổ sung

Là vitamin vô cùng quan trọng với sức khỏe con người, bạn đã thực sự hiểu công dụng và cách sử dụng của vitamin B?

1. Bạn đã biết gì về Vitamin B

Vitamin B là một vitamin thiết yếu của cơ thể, thuộc nhóm tan trong nước.

Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, các hoạt động, sự phát triển của hệ thần kinh và các cơ quan khác (bao gồm cả da và tóc).

Vitamin B là nguyên liệu cần thiết trong quá trình chuyển hóa thức ăn, giúp cơ thể hấp thụ năng lượng, điều hòa phản ứng hóa học của các enzyme và protein.

vitamin B

2. Các công dụng của Vitamin B

– Vitamin B1 (thiamine)

Thiếu vitamin B1 có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đáng kể đến cơ thể. Dưới đây là một số ảnh hưởng chính khi thiếu vitamin B1:

  • + Bệnh phù beriberi: Triệu chứng của bệnh bao gồm mệt mỏi, giảm cường độ hoạt động, đau nhức cơ và khó thở. Trong các trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể dẫn đến suy tim và suy thận.
  • + Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: giảm khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, ăn không ngon, tiêu chảy và mất cân.
  • + Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Vitamin B1 là một yếu tố quan trọng trong chức năng thần kinh. Thiếu B1 có thể gây ra các triệu chứng như sự mất cân bằng, tình trạng thiếu tập trung, giảm trí nhớ và khó chịu. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến chứng Wernicke-Korsakoff – một bệnh rối loạn thần kinh nghiêm trọng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
  • + Suy yếu hệ tim mạch: gây ra các triệu chứng như nhịp tim không đều, tăng nguy cơ bị suy tim và khó thở.
  • + Ảnh hưởng đến da và tóc: Da khô, mất đàn hồi và nứt nẻ. Tóc yếu, mỏng và dễ gãy.

– Vitamin B2 (riboflavin)

 

vitamin B

Vitamin B2 tăng tạo hồng cầu, hỗ trợ các tế bào trong chức năng tạo năng lượng, tham gia hỗ trợ trong điều trị tiêu chảy kéo dài, nhiễm trùng, sốt liên tục, các bệnh lý về đường ruột hay bị thương nặng…

Bên cạnh các vấn đề về da, môi, tóc, mệt mỏi, suy nhược và rối loạn tiêu hóa, việc thiếu vitamin B2 cũng sẽ dẫn đến các vấn đề về:

+ Mắt: nhạy cảm với ánh sáng mạnh (photophobia), mỏi mắt, khó nhìn vào ban đêm và sự bất thường về thị lực.

+ Miệng và lưỡi: Viêm miệng, đỏ và nhạy cảm. Lưỡi bị viêm và xuất hiện các vết sưng hoặc loét.

– Vitamin B3 (niacin hoặc acid nicotinic)

Là thành phần của coenzym NAD và NADP, chủ yếu chuyển hóa đường với chất béo để sinh năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Vitamin B3 giúp bổ trợ cho hệ thần kinh và tiêu hóa, sản xuất năng lượng trong tế bào, giữ cho làn da sự tươi trẻ và tăng cường sự khỏe mạnh cho hệ thần kinh với hệ tiêu hóa.

B3 có liên quan đến hạ cholesterol máu và triglyceride.

Thiếu vitamin B3 sẽ gây nên tình trạng viêm da, viêm lưỡi, hay các biểu hiện ở thần kinh như đau nhức đầu, giảm trí nhớ…

vitamin B

– Vitamin B5 (pantothenic acid)

Làm cho tóc óng ả, khỏe da. Trong thẩm mỹ ứng dụng nhiều cho những da bị mụn nhờ việc giúp phân giải lượng dầu thừa trên da. Hỗ trợ làm tăng sức khỏe hệ tim mạch, tăng cường mức độ hemoglobin, giảm căng thẳng stress…

Thiếu hụt vitamin B5 gây biểu hiện mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, mất ngủ

.

– Vitamin B6

Giúp quá trình chuyển hóa chất đạm và chất béo, hỗ trợ cho hoạt động của hệ miễn dịch, duy trì sức khỏe của các tế bào máu đỏ, nuôi dưỡng hệ thần kinh.

Lâm sàng ứng dụng sử dụng vitamin B6 trong điều trị các bệnh lý thiếu máu thiếu sắt, tình trạng co giật ở trẻ em, nồng độ homocystein trong máu cao…

vitamin B

– Vitamin B7 (biotin) hay còn gọi là vitamin H

Hình thành acid béo và glucose, làm tăng sản xuất kích thích tố.

Biotin được sử dụng nhiều để tăng cường sức sống, sự khỏe mạnh, bóng mượt cho tóc và móng.

.

– Vitamin B9 (acid folic)

Sản xuất các tế bào máu đỏ, giúp tế bào thực hiện và duy trì DNA.

Đặc biệt có vai trò quan trọng trong giai đoạn phân chia và phát triển tế bào ở trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

Thiếu vitamin B9 gây bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu to.

.

– Vitamin B12

Giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung, giảm nồng độ homocysteine trong cơ thể, sản xuất các tế bào máu, nuôi dưỡng các tế bào thần kinh, mặt khác giúp cơ thể có thể sử dụng acid folic tối ưu hơn.

Thiếu vitamin B12 có thể gây trầm cảm, thiếu máu, mệt mỏi và nếu kéo dài có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho não với hệ thần kinh trung ương.

vitamin B

3. Ưu điểm khi bổ sung Vitamin B

–        Hỗ trợ chức năng thần kinh: Vitamin B tham gia vào quá trình truyền tin trong hệ thần kinh, giúp duy trì sự hoạt động bình thường của não và hệ thần kinh. Bổ sung vitamin B có thể cải thiện tình trạng mệt mỏi, stress, và cải thiện tâm trạng.

–        Tăng cường năng lượng: Vitamin B tham gia vào quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Bổ sung vitamin B giúp tăng cường sức khoẻ tế bào và tăng cường năng lượng cơ thể, giúp bạn tỉnh táo và sảng khoái.

–        Hỗ trợ chức năng tim mạch: Một số dạng vitamin B, như vitamin B6, B12 và axit folic, có thể giúp giảm mức homocysteine – một chất có thể gây tổn thương mạch máu và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bổ sung vitamin B có thể giúp duy trì sức khỏe tim mạch.

–       Tăng cường chức năng hệ tiêu hóa: Vitamin B tham gia vào quá trình chuyển hóa và tiêu hóa thức ăn. Bổ sung vitamin B có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng và giảm nguy cơ bệnh lý tiêu hóa.

–       Hỗ trợ sức khỏe da, tóc và móng: Một số dạng vitamin B, như vitamin B7 (biotin) và vitamin B5 (panthenol) trong thực phẩm không nhiều nhưng có tác dụng cải thiện sức khỏe da, tóc và móng. Bổ sung viên uống chứa vitamin B7, vitamin B5 có thể giúp làm cho da khỏe hơn, tăng cường sự mềm mại và bóng bẩy của tóc, và tăng cường sức mạnh của móng.

 

4. Nhược điểm khi bổ sung quá nhiều Vitamin B

Bổ sung vitamin B liều cao, kéo dài sẽ gây ra tác dụng phụ cho cơ thể:

–        Tác động đến hệ tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và khó tiêu.
–        Tác động đến hệ thần kinh: vitamin B6 và B12, khi được bổ sung quá mức có thể gây ra tê, nhức ở tay, chân và cơ mặt, cảm giác run rẩy và rối loạn tâm thần.
–        Tác động đến hệ tim mạch: Bổ sung quá nhiều vitamin B3 (niacin) có thể gây ra các vấn đề như tăng nhịp tim, suy tim, khó thở, đau ngực và cao huyết áp.
–        Tác động đến hệ đông máu: Quá liều vitamin B12 có thể làm tăng đông máu và gây tắc mạch, gây nguy cơ hình thành cục máu đông.
–        Tác động đến hệ miễn dịch: Bổ sung quá nhiều vitamin B6 có thể gây viêm da và bệnh tự miễn.
–        Tác động đến sức khỏe tổng quát: đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, tiểu nhiều, mất cân bằng nước và điện giải…
–        Sốc phản vệ do dị ứng với vitamin B12. Đặc biệt ở dạng tiêm cho người có cơ địa mẫn cảm
–        Phát ban, ngứa ngáy
–        Tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
–        Gây tổn thương thần kinh thị giác cho người mắc bệnh Leber- bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc bẩm sinh gây mù ở trẻ em.

 

5. Liều lượng khuyến cáo khi sử dụng vitamin B

– Đối với người lớn, lượng vitamin B12 khuyến nghị là 2 mcg/ ngày

– Phụ nữ có thai và cho con bú là 2,6 mcg/ ngày

– Đối với trẻ em trong giai đoạn chập chững biết đi là khoảng từ 0,7 mcg/ ngày, còn trong giai đoạn niên thiếu là tới khoảng 2 mcg / ngày

.

6. 14 nhóm thực phẩm giàu vitamin B

Để tránh các tác động tiêu cực khi bổ sung vitamin B, quan trọng để tuân thủ hướng dẫn sử dụng và liều lượng khuyến nghị của các loại vitamin B. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hoặc lo ngại nào, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để được tư vấn và điều chỉnh liều lượng thích hợp.

Hãy chia sẽ nếu bạn thích bài viết này

Chia sẻ đến Facebook
Chia sẻ đến Twitter
Chia sẻ đến Linkdin
Chia sẻ đến Pinterest

Ý kiến của bạn thì sao ?