VITAMIN MG : Công dụng, liều lượng và chế độ dinh dưỡng hợp lý

Là vitamin vô cùng quan trọng với sức khỏe con người, bạn đã thực sự hiểu công dụng và cách sử dụng của vitamin Mg.

1. Bạn đã biết gì về Vitamin Mg

Magiê là một khoáng chất cần thiết để cơ thể có thể vận hành tốt. Magie tham gia vào hàng trăm quá trình quan trọng của cơ thể, bao gồm quá trình kiểm soát cách thức hoạt động của cơ bắp và dây thần kinh.

2. Các công dụng của Vitamin Mg

– Hỗ trợ táo bón: Bổ sung magie đường uống giúp nhuận tràng, giúp điều trị hiệu quả tình trạng táo bón hoặc hỗ trợ súc ruột cho bệnh nhân trước khi tiến hành một số thủ thuật y tế;

– Chứng khó tiêu:  magie hydroxit, khi uống vào cơ thể sẽ hoạt động như một loại thuốc kháng axit giúp giảm các triệu chứng ợ nóng và khó tiêu;

– Động kinh ở thai phụ bị sản giật và tiền sản giật: Đây là một biến chứng thai kỳ khi người mẹ có huyết áp cao và protein trong nước tiểu. Bổ sung magie dưới dạng tiêm tĩnh mạch là lựa chọn điều trị cho thai phụ mắc bệnh, làm giảm nguy cơ co giật ở bệnh nhân;

– Nồng độ magie trong máu thấp (hạ kali máu): Những bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan thận, suy tim, nôn mửa hoặc tiêu chảy,… thường dễ bị thiếu magie. Cung cấp magie thông qua đường tiêm tĩnh mạch IV cũng có thể hữu ích trong việc kiểm soát các triệu chứng của tình trạng nhịp tim không đều, hen suyễn, đau thần kinh ở người bị ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đau đầu từng cơn theo chu kỳ và đau sau phẫu thuật.

– Bổ sung magie đường uống hoặc lựa chọn thực đơn hàng ngày giàu magie được cho là có tác dụng tránh bệnh bại não ở trẻ sơ sinh, cải thiện mệt mỏi, giảm nguy cơ ung thư ruột kết và trực tràng, giảm các cơn đau ngực và huyết khối, hội chứng chuyển hóa, đau cơ, cholesterol tăng cao, ngăn ngừa loãng xương và hội chứng tiền kinh nguyệt.

VITAMIN MG : Công dụng, liều lượng và chế độ dinh dưỡng hợp lý

3. Những ưu điểm khi bổ sung Vitamin Mg

– Cải thiện tình trạng táo bón: Do có tỷ lệ hấp thụ thấp nên Magnesium giúp nhuận tràng mạnh, tạo nhu động ruột, hạn chế táo bón;

– Giảm chứng trào ngược acid: Magnesium hoạt động như một thuốc kháng acid, giúp làm giảm tình trạng trào ngược acid trong cơ thể;

– Hỗ trợ tình trạng khó tiêu: Khó tiêu là do dư thừa acid trong cơ thể. Sử dụng thuốc Magnesium sẽ giúp giảm đầy bụng, khó tiêu.

Lưu ý: Người dùng cần xem xét về khả năng nhuận tràng của Magnesium nếu dự định sử dụng loại thuốc này. Bởi tác dụng nhuận tràng của Magnesium có thể khiến người dùng phải đi vệ sinh nhiều hơn bình thường.

4. Nhược điểm khi bổ sung quá nhiều Vitamin Mg

– Đôi khi magie có thể gây khó chịu ở dạ dày, khiến bệnh nhân buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy hoặc gặp các tác dụng phụ khác. 

– Bên cạnh đó, một số bệnh lý của cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ magie, chẳng hạn như:

+ Nhiễm trùng dạ dày;

+ Rối loạn miễn dịch;

+ Viêm ruột;

+ Tiểu đường;

+ Người cao tuổi hoặc nghiện rượu.

– Ngoài ra, tiêm hoặc uống magie cũng có thể khiến tình trạng của một số bệnh lý diễn biến phức tạp hơn, ví dụ:

+ Làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc bầm tím ở những người bị rối loạn chảy máu;

+ Gây khó thở và yếu ớt ở những người mắc bệnh nhược cơ;

+ Tích tụ quá nhiều magie do cơ thể gặp khó khăn trong quá trình đào thải chất này ở những bệnh nhân mắc các vấn đề về thận;

+ Gia tăng triệu chứng của hội chứng chân bồn chồn/không yên (RLS).

5. Liều lượng khi bổ sung Vitamin Mg

VITAMIN MG : Công dụng, liều lượng và chế độ dinh dưỡng hợp lý

– Sử dụng magie bằng đường uống: 

+ Liều dùng an toàn của một người lớn là dưới 350 mg mỗi ngày, kể cả với phụ nữ mang thai và cho con bú.

+ Liều lượng uống magie khuyến cáo ở trẻ em là:

Trẻ 1 – 3 tuổi: Dưới 65 mg;

Trẻ 4 – 8 tuổi: 110 mg;

Trẻ lớn hơn 8 tuổi: 350 mg

– Tiêm tĩnh mạch IV: Khi tiêm tĩnh mạch IV cần có sự chỉ định của bác sĩ,

+ Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, chỉ được tiêm magie tối đa 5 ngày trước khi sinh trong trường hợp cần thiết điều trị một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.

6. Các thực phẩm được khuyến báo bổ sung vitamin Mg

Ngoài sử dụng thuốc Magnesium, bạn còn có thể lựa chọn những cách khác để làm tăng lượng magie trong cơ thể tự nhiên.  Thực tế, bạn hoàn toàn có thể bổ sung magie thông qua chế độ ăn uống. Có nhiều thực phẩm giàu magie mà bạn có thể bổ sung vào bữa ăn của mình gồm:

– Rong biển khô: 100g rong biển khô có chứa 770mg magie;

– Lá rau mùi khô: 100g lá rau mùi khô cung cấp 694mg magie;

– Hạt điều: 100g hạt điều rang khô có chứa 77mg magie;

– Hạt bí ngô: 100g hạt bí ngô khô có chứa 168mg magie;

– Hạnh nhân: 100g hạnh nhân cung cấp 77mg magie;

– Rau chân vịt: 1 bát rau chân vịt có chứa 24mg magie.

Hãy chia sẽ nếu bạn thích bài viết này

Chia sẻ đến Facebook
Chia sẻ đến Twitter
Chia sẻ đến Linkdin
Chia sẻ đến Pinterest

Ý kiến của bạn thì sao ?