Axit folic : Công dụng, liều lượng và chế độ dinh dưỡng hợp lý

Là axit vô cùng quan trọng với sức khỏe con người, bạn đã thực sự hiểu công dụng và cách sử dụng của Axit folic (Vitamin B9)

1. Những điều về Axit folic (Vitamin B9) bạn nên biết

  • Vitamin B9, còn được gọi là folate hoặc axit folic, là một loại vitamin thuộc nhóm B, tan trong nước. Folate, trước đây được gọi là folacin, là thuật ngữ chung cho cả folate thực phẩm tự nhiên và axit folic.
  • Tuy nhiên, Folate là thuật ngữ thường dùng để chỉ chất này có trong các thực phẩm tự nhiên, còn axit folic là từ thường dùng để chỉ chất này ở dạng tổng hợp, được sử dụng trong thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường.

Axit folic

2. Các công dụng của Axit folic

Đối với mẹ bầu

 – Phòng tránh khuyết tật bẩm sinh: trong giai đoạn mang thai, não và tủy sống của thai nhi đã bắt đầu hình thành trong tử cung thế nên rất cần bổ sung lượng vitamin B9, giúp cho bé phát triển bình thường và mạnh khỏe, phòng ngừa những khuyết tật bẩm sinh xảy ra ở não và tủy sống.

– Phòng ngừa bệnh thiếu máu:  hỗ trợ cho quá trình cung cấp những tế bào máu cho cơ thể, chúng giúp sản xuất tế bào mới gồm có hồng cầu thế nên rất cần bổ sung đủ lượng vitamin B9 cho bà bầu và thai nhi để ngăn ngừa chứng thiếu máu. Từ đó, hạn chế các trường hợp sảy thai, sanh non, trẻ bị chứng rối loạn tâm thần, suy dinh dưỡng,…

– Giảm khả năng mắc bệnh ung thư: Một vài người dùng axit folic để phòng ngừa ung thư ruột kết hay ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, chúng còn giúp ngăn chặn bệnh tim, chứng đột quỵ, giảm lượng hóa chất trong máu. 

– Ngăn ngừa một số bệnh lý: vitamin B9 được sử dụng cho bệnh nhân mất trí nhớ, mất trí, suy giảm khả năng nghe, làm chậm quá trình lão hóa, loãng xương, trầm cảm, đau thần kinh,…

Đối với trẻ con

– Khả năng sử dụng ngôn ngữ: giảm được khả năng sinh con mắc chứng chậm phát triển ngôn ngữ.

– Sức khỏe trẻ em: axit folic có vai trò ngăn ngừa những dị tật bẩm sinh trong ống thần kinh khu vực quanh hệ thần kinh trung ương bởi những ống này không khép kín và dị tật liên quan đến não, tủy sống.

Axit folic : Công dụng, liều lượng và chế độ dinh dưỡng hợp lý

3. Những ưu điểm khi bổ sung axit folic

  • Hỗ trợ thai kỳ: Acid folic rất quan trọng trong việc phát triển mô tế bào và tạo máu. Sử dụng acid folic trước và trong thai kỳ giúp giảm nguy cơ các khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi, như bướu não hoặc bại não.
  • Phòng ngừa bệnh tim mạch: Acid folic có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách giảm mức homocysteine, một chất có thể gây tổn hại cho mạch máu. 
  • Hỗ trợ sản xuất và sửa chữa DNA: Acid folic cung cấp các yếu tố cần thiết cho quá trình tạo DNA và RNA, góp phần quan trọng vào quá trình tổng hợp và sửa chữa các tế bào trong cơ thể.
  • Tăng cường sức khỏe tâm thần: Một lượng đủ acid folic trong cơ thể được cho là có liên quan đến sức khỏe tâm thần tốt hơn.
  • -Hỗ trợ sức khỏe da: Acid folic tham gia vào quá trình sản xuất và tái tạo tế bào da, giúp da trở nên mềm mịn và đàn hồi.

 

4. Nhược điểm khi bổ sung quá nhiều Axit folic

Tuy nhiên, những đối tượng sau đây cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống axit folic:

– Việc bổ sung axit folic không có tác dụng với người bị u đại trực tràng.

– Uống axit folic không giúp cải thiện cho bệnh nhân mắc hội chứng gãy nhiễm sắc thể X.

– Bổ sung axit folic không đúng cách sẽ không làm giảm đi nguy cơ sinh non. Nó chỉ giúp hạn chế, ngăn ngừa những vấn đề sức khỏe khác ở em bé.

 

5. Cách bổ sung Axit folic đúng cách ?

Axit folic : Công dụng, liều lượng và chế độ dinh dưỡng hợp lý

Liều thông thường cho trẻ em do thiếu hụt axit folic:

– Trẻ sơ sinh: 0,1 mg uống, tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi ngày một lần.

– Trẻ dưới 4 tuổi: cho trẻ dùng lên đến 0,3 mg uống hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch một lần một ngày.

– Trẻ từ 4 tuổi trở lên: cho trẻ dùng lên đến 0,4 mg uống hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch một lần một ngày.

Liều duy trì cho trẻ em:

– Trẻ từ 1 đến 10 tuổi: 0,1 đến 0,4 mg uống, tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi ngày một lần.

– Trẻ > 10 tuổi: 0,5 đường uống, tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi ngày một lần. 

6. Các thực phẩm bổ Axit folic

Thực phẩm giàu acid folic nằm trong hầu hết các nhóm thực phẩm chính mà chúng tay hay sử dụng hằng ngày. Một số loại thực phẩm chứa nhiều acid folic được kể đến như:

– Các loại rau xanh nhiều lá như: bắp cải, bông cải xanh…

– Các loại đậu: đậu Hà Lan, đậu lăng…

– Trái cây: chanh, chuối và dưa….

– Các loại mì ống, ngũ cốc, bánh mì… 

Để tránh các tác động tiêu cực khi bổ sung acid folic, quan trọng để tuân thủ hướng dẫn sử dụng và liều lượng khuyến nghị của các loại acid folic . Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hoặc lo ngại nào, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để được tư vấn và điều chỉnh liều lượng thích hợp.

Bài viết tham khảo nguồn: Viện dinh dưỡng Quốc gia, Healthline.com, webmd.com

Hãy chia sẽ nếu bạn thích bài viết này

Chia sẻ đến Facebook
Chia sẻ đến Twitter
Chia sẻ đến Linkdin
Chia sẻ đến Pinterest

Ý kiến của bạn thì sao ?